I- TÊN GOI DI TÍCH
II- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Tiểu Ban Văn phòng: Do đ/c Nguyễn Hoàng - phụ trách.
- Tiểu Ban điệp báo: Do đ/c Nguyễn Ngọc Đảnh - phụ trách.
- Tiểu Ban bảo vệ chính trị, bảo vệ cơ quan: Do đ/c Ngô Quang Hớn - phụ trách.
- Tiểu Ban huấn luyện - Trường: Do đ/c Bảy Thiện - phụ trách.
2.1- Đến ngày 15/2/1962, Khu ủy mới tổ chức Lễ ra mắt Ban An ninh Khu IX (từ khi thành lập đến làm lễ ra mắt khoảng 03 tháng) tại Kênh 9, xã Trí Phải, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay là huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang).
2.2- Năm 1964: Quân số lên 320 đ/c và thành lập thêm một số đầu mối trực thuộc như: Trung đội Trinh sát vũ trang, Trung đội Bảo vệ an ninh, Trung đội Bảo vệ trại giam…
2.3- Năm 1965: Quân số lên 500 đ/c, tổ chức bộ máy gồm 10 tiểu ban và tương đương như: Tiểu ban Chấp pháp và Trại giam, Tiểu ban Trị an, Công binh xưởng…
2.4- Đến cuối năm 1974: Tổ chức bộ máy gồm 11 tiểu Ban và tương đương, với quân số 1.125 đ/c.
=> Trải qua 14 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Ban An ninh Khu IX đã nhiều lần di dời căn cứ; từ rừng U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang, sang rừng U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau và ngược lại. Trong đó, từ năm 1971 - 1975 (05 năm), Ban An ninh Khu IX đứng chân tại Kênh 7, thuộc xã Đông Yên, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá; nay là xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
III- ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN
1- Địa điểm phân bố di tích
- Địa điểm cũ (tên gọi cũ): Ấp Phú Lâm, xã Đông Yên, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá.
- Địa điểm mới (tên gọi mới): Ấp Kênh 2, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
2- Đường đi đến khu di tích
- Từ trung tâm thành phố Rạch Giá đến Khu di tích lịch sử Ban An ninh Khu IX khoảng 45 km về hướng Đông Nam. Giao thông đi lại rất thuận tiện cả đường bộ lẩn đường thủy.
+ Đường bộ: Từ trung tâm thành phố Rạch Giá xuôi theo quốc lộ 61 khoảng 12km đến thị trấn Minh Lương (huyện Châu Thành). Từ thị trấn Minh Lương theo quốc lộ 63 hướng về Tắc Cậu, An Biên, An Minh, U Minh Thượng… khoảng 30km, qua cây xăng Tư Thống, có đường rẽ trái (qua cầu) vào khoảng 3km là đến Khu di tích (ngang phân trại II - Trại giam Kênh 7 - Bộ Công an).
+ Đường thủy: Từ bến tàu Rạch Giá, đi theo ven biển vịnh Rạch Giá vào song Cái Lớn, đến Cảng cá Tắc Cậu; từ Cảng cá Tắc Cậu theo Kinh sáng Xẻo Rô (kinh Cán Ráo) về đến huyện U Minh Thượng (ngang cây xăng Tư Thống), đi bộ vào khoảng 800m là đến Khu di tích.
IV- SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DI TÍCH
V- KHẢO TẢ DI TÍCH
Toàn bộ Khu di tích lịch sử An ninh Khu IX có diện tích 22 ha; trong đó, 18 ha là vùng bảo vệ và 04 ha là vùng để xây dựng các hạng mục trọng điểm. Các hạng mục công trình trọng điểm được khởi công xây dựng vào ngày 30/6/2010; Công trình hoàn thành xây dựng giai đoạn I, tổ chức nghiệm thu và bàn giao ngày 09/4/2015; tổ chức lễ an vị Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 19 giờ, ngày 16/4/2015; tổ chức lễ khánh thành lúc 9 giờ, ngày 17/4/2015.
* Các hạng mục gồm:
* Nội dung trưng bày: Được chia làm 03 phần, với 20 giang lớn, 16 giang nhỏ; trưng bày 447 tài liệu, hình ảnh, hiện vật; 23 quyển Album, gồm 855 hình ảnh chân dung lãnh đạo Bộ Công an, tướng lĩnh và Anh hùng lực lượng CAND và 03 mô hình: (1) Mô hình toàn cảnh “Khu căn cứ Ban An ninh khu IX” tại ấp trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 1971 - 1975; (2) Mô hình làng rừng, làng chiến đấu; (3) Mô hình 03 chiến sỹ An ninh đang đi công tác bằng xuồng ba lá.
- Phần I - Là phần khánh tiết: Đặt ngay giang trung tâm của Bảo tàng CAND là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có chiều cao 3,2m, phía trước và sau lưng Bác là bức phù điêu đắp nổi hình tượng các chiến sỹ An ninh, với dòng chữ “Bảo vệ ANTQ”; khái quát quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển của lực lượng An ninh Khu IX nói riêng, lực lượng An ninh Miền nam và CAND Việt Nam nói chung trong công cuộc chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng đất nước. Phía bên trái đai khánh tiết là bảng trích 6 Điều Bác Hồ dạy CAND; phía bên phải đay khánh tiết là những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng lực lượng CAND Việt Nam trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
- Phần II - Là phần nội dung: CAND Việt Nam 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành: Khái quát sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ đối với lực lượng CAND và những thành tích đặc biệt xuất sắc, những đặc trưng của lực lượng An ninh Khu IX nói riêng và lực lượng An ninh miền Nam nói chung. Phần này được chia làm 03 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Nói về sự ra đời của lực lượng CAND Việt Nam, quá trình bảo vệ cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (giai đoạn 1945 - 1954).
Chuyên đề 2: Nói về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (giai đoạn 1954 - 1975).
Chuyên đề 3: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ ANTQ (từ 1975 đến nay).
- Phần III - Là phần hoạt động của Bảo tàng CAND và phát huy giá trị lịch sử di tích Ban An ninh Khu IX: Chỉ đạo của Bộ Công an và các hoạt động của lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc chuẩn bị, xác định, khôi phục và triển khai kế hoạch xây dựng, bảo tồn, tôn tạo, thiết lập cơ sở pháp lý Khu di tích.
- Quần thể Tượng đài: Rộng 2.000m2, có 04 lối tam cấp đi vào. Tượng đài làm bằng đá Granic đỏ nguyên khối (còn gọi là đá Ru bi), có chiều cao 18,1m (tính từ mặt trên của đài sen), đường kính lớn nhất 4,5m, nhỏ nhất 3,5m, trọng lượng khối đá thô 650 tấn, trọng lượng hoàn thiện 420 tấn.
- Phần dưới Tượng đài: Là Đài sen, làm từ đá chấm mè nguyên khối, có độ bóng và độ bền cao (khai thác ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Phần thân Tượng đài: Có hình tròn, làm bằng đá Granic xanh, có khắc những đường nết thể hiện rừng tràm, rừng đước ở U Minh; đặc trưng riêng của rừng Tây Nam bộ, với ý nghĩa lực lượng CAND của ta không ngừng lớn mạnh và trưởng thành.
- Phần đầu Tượng đài: Mặt trước, khắc họa hình tượng 05 chiến sỹ, đại diện cho 05 lực lượng thể hiện sự quyết tâm bảo vệ ANTQ:
(1) Chiến sỹ tay nâng cao chim bồ câu, là chiến sỹ An ninh, đại diện cho lực lượng CAND.
(2) Đứng bên tay trái chiến sỹ An ninh, là chiến sỹ Cảnh sát, đại diện cho lực lượng CSND.
(3) Đứng bên tay trái chiến sỹ Cảnh sát, là chiến sỹ An ninh đại diện cho lực lượng An ninh giải phóng Miền nam.
(4) Người ngồi, bên tay phải chiến sỹ An ninh, là chiến sỹ thông tin liên lạc, đại diện cho lực lượng khoa học kỹ thuật CAND.
(5) Người đứng phía sau chiến sỹ thông tin liên lạc, là người dân, đại diện cho lực lượng nhân dân tham gia bảo vệ ANTQ.
- Phần ngọn Tượng đài: Là Cờ Đảng, Cờ Tổ quốc và Thanh kiếm hướng lên trời cao, thể hiện sự kêu hãnh và sự khẳng định lực lượng CAND Việt Nam sẽ không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, đã và đang tiếp tục viết lên những trang truyền thống vẽ vang.
- Bia ghi công: Là bức tranh không những có giá trị về mặt nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo, bố cục hài hòa, với những đường nét tinh xảo, mạch lạc, rõ ràng; mà còn có ý nghĩa giáo dục to lớn, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng CAND Việt Nam và là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ lực lượng CAND Việt Nam soi gọi, học tập, noi theo.
- Bên dưới Bia ghi công: Là danh sách các tập thể, cá nhân lực lượng CAND được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Diện tích xây dựng: 346m2, có 01 lối vào duy nhất. Bên trong Nhà tưởng niệm là Bàn thờ bằng gỗ hương, đặt đối diện cửa ra vào, trên bàn thờ là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh (tượng bán thân), cao 1.100cm; cùng các Bát hương, Đèn thờ, Lọ để hương, Đỉnh Mâu rộng và Bộ Bình ly… đều bằng đồng.
- Hai bên phía trước bàn thờ: Là đôi Hạc đứng trên lưng Rùa (Quy), hình ảnh Hạc chầu trên lưng Rùa là biểu tượng thể hiện sự hài hòa giữa trời và đất, giữa âm và dương; Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao; Rùa là con vật tượng trưng cho sự thanh thoát, bất diệt và trường tồn. Cả 02 được đưa vào thờ trong Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để khẳng định sự thành kính và sự trường tồn của Bác đối với con người Việt Nam, đối với lực lượng CAND Việt Nam; đồng thời, mong muốn các thế hệ trẻ đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND.
- Bên dưới gồm: Đôn để hoa, tủ để đồ sắp lễ, bàn, ghế ngồi ghi sổ lưu niệm… đều được làm bằng gỗ hương, khi chúng ta bước vào tỏa ra mùi hương rất dễ chịu.
- Mảng trưng bày:
+ Bên phải trong Nhà tưởng niệm: Là một số hình ảnh, bài báo có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: (1) Ngôi nhà quê ngoại, nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; (1) Bến cảng Nhà rồng, từ đây người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên tàu rời khỏi Việt Nam đi tìm đường cứu nước; (3) Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội (02/9/1945).v.v…
+ Bên trái trong Nhà tưởng niệm: Là một số hình ảnh, bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng CAND Việt Nam, như: (1) Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Công an Nam bộ ra thăm miền Bắc tại căn cứ Việt Bắc, năm 1950; (2)Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh, gửi Công an Khu XII (ngày 11/3/1948); (3) Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và huấn thị tại Lễ thành lập lực lượng CAND vũ trang (ngày 03/3/1959).v.v…
+ Vòng quanh vách tường bên ngoài Nhà tưởng niệm: Là danh sách Tổ quốc ghi công tri ân 5.089 liệt sỹ lực lượng Công an 11 tỉnh, thành miền Tây Nam bộ (các tỉnh thuộc phạm vi hoạt động của Ban an ninh Khu IX). Tỉnh nhiều nhất là (1)Tiền Giang: 1.075 liệt sỹ; (2)Bến Tre: 1.062; (3)Trà Vinh: 583 liệt sỹ; (4)Sóc Trăng: 573 liệt sỹ; (5)Vĩnh Long: 394 liệt sỹ; (6)Bạc Liêu: 344 liệt sỹ; (7)Cà Mau 317 liệt sỹ; (8)Kiên Giang 269 liệt sỹ; (9)An Giang: 261 liệt sỹ; (10)Hậu Giang 173 liệt sỹ; (11)Cần Thơ 38 liệt sỹ.
- Phía bên phải: Có 01 đường dạo khoảng 200m, với 02 chòi canh.
- Phía bên trái: Có 01 đường dạo khoảng 50m, với 01 chòi canh.
Giai đoạn 2 sẽ hoàn tất đường dạo và các chòi canh, sẽ tạo thành bán nguyệt.
VI- BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH
1- Thực hiện Quyết định số 324/QĐ-CAT-PX13, ngày 22/12/2014 của Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Khu di tích An ninh khu IX thuộc phòng Công tác chính trị Công an tỉnh.
2- Hiện tại Ban quản lý khu di tích có 08 đ/c: 01 Trưởng ban, 01 phó Trưởng và 06 cán bộ (trong đó, có 04 hợp đồng: 01 điện nước, 01 chăm sóc cây cảnh, 02 bảo vệ).
3- Từ khi Lễ khánh thành đến nay, đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hàng chục cuộc sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống, như: Phối hợp với Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cầu truyền hình trực tiếp, với chủ đề: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ - Tỏa sáng giữa đời thường”, với trên 2.500 đại biểu và nhân dân tham dự. Phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Công an tổ chức Hội trại thanh niên (thanh niên Công an 18 tỉnh phía nam), với chủ đề: “Theo bước chân những người anh hùng” … Với trên 1.000 đại biểu và nhân dân tham dự. Phối hợp với Công đoàn CAND tổ chức sinh hoạt chính trị, với chủ đề: “Sáng mãi trang sử vàng truyền thống”… với trên 800 đại biểu và nhân dân tham dự.v.v… Đồng thời, đón tiếp hàng trăm đoàn khách; với hàng chục ngàn đại biểu, khách đến tham quan; trong đó có đoàn do đ/c Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư (khóa XI) làm Trưởng đoàn đến dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm CBCS Ban Quản lý khu di tích.
VII- VỀ TÀI LIỆU, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CĂN CỨ BAN AN NINH KHU IX
1- Về chủ đầu tư: Tổng cục III và Tổng cục XIII là chủ đầu tư (Công an Kiên Giang chỉ là đơn vị giám xác thi công). Do đó, toàn bộ hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư thực hiện.
2- Tiền xây dựng giai đoạn 1: Tổng số tiền xây dựng giai đoạn 1 khoảng 130 tỷ đồng, trong đó có tiền đóng góp 02 ngày lương của CBCS Công an toàn quốc (không tính qủy đất của Công an tỉnh Kiên Giang).
3- Về hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận di tích lịch sử cách mạng căn cứ Ban an ninh Khu IX cấp tỉnh: Phòng PX15 chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban quản lý Di tích tỉnh và phòng Văn hóa thể thao huyện địa bàn đóng quân thực hiện, gồm các thủ tục sau:
- Lý lịch Khu di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Ban An ninh Khu IX
- Sổ ảnh Di tích (02 bộ).
- Bản vẽ khoanh vùng bảo vệ (03 bản).
- Bản vẻ hiện trạng Di tích (03 bản).
- Biên bản khoanh vùng bảo vệ Di tích (02 bản).
- Quyết định công nhận Di tích (03 bản).
- Bằng công nhận Di tích (01 bản).